Virya Technologies
Tại sao phải đăng ký chứng chỉ SSL cho website?
Tại sao phải đăng ký chứng chỉ SSL cho website?
Chứng chỉ SSL là một chứng chỉ số về các tiêu chuẩn bảo mật thông tin cho Website. Người dùng nên biết các Website nào có hoặc không có chứng chỉ bảo mật này để đề phòng việc bị rò rỉ thông tin cá nhân. Tuy nhiên trên thực tế, còn nhiều người chưa hiểu rõ thông tin về loại chứng chỉ này. Do đó, hãy cùng Virya Technologies tìm hiểu các thông tin hữu ích về SSL và lý do tại sao phải mua chứng chỉ SSL cho website.
Khái niệm chứng chỉ số SSL
Chứng chỉ số SSL (hay được viết đầy đủ là Secure Sockets Layer) là chứng chỉ về tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật, truyền thông mã hoá. Sự bảo mật được thực hiện giữa hai bên là máy chủ Web Server và trình duyệt (Browser).
Tiêu chuẩn SSL hoạt động và có tính bảo đảm cho các dữ liệu truyền tải giữa máy chủ và trình duyệt của người dùng là riêng tư và toàn vẹn. Hiện tại, nhiều Website trên thế giới sử dụng chứng chỉ SSL làm tiêu chuẩn bảo mật web. Chúng cũng giúp bảo vệ dữ liệu truyền đi trên môi trường Internet là an toàn.
Chứng chỉ SSL hoạt động như thế nào?
Bằng cách tích hợp các Key, SSL hoạt động bằng cách mã hoá thông tin vào thông tin định danh công ty. Công ty được hỗ trợ mã hoá mọi thông tin được truyền, ngăn chặn sự ảnh hưởng hay điều chỉnh từ các bên thứ ba.
Chứng chỉ SSL sử dụng các khoá duy nhất trong mỗi phiên giao dịch và hoạt động với các Public và Private Key. Khi người dùng truy cập và điền thông tin Web Browser vào thanh địa chỉ SSL hoặc chuyển hướng tới trang web bảo mật, trình duyệt và Web Server sẽ thiết lập kết nối.
Public Key và Private Key được dùng để tạo Session Key trong phiên kết nối ban đầu. Trong phiên kết nối này, các Key vốn được dùng để giải mã hay mã hóa các dữ liệu được trao đổi. Session Key mới tạo sẽ được dùng trong một khoảng thời gian nhất định và chỉ sử dụng cho phiên giao dịch này.
Bạn có thể nhấn vào nút màu xanh ngay đầu Website đó để xem ai là người giữ chứng chỉ này nếu khoá xanh hiển thị trên đầu địa chỉ Website.
Tại sao nên sử dụng SSL cho Website
Khi đăng ký Domain sử dụng riêng, các dịch vụ như Website, Email, … luôn có những lỗ hổng bảo mật hiện hữu. Từ đó, các hacker có thể truy cập để đánh cắp thông tin của bạn. Khi sử dụng SSL cho trang web của bạn, các thông tin về doanh nghiệp, khách hàng.. trên Website của bạn sẽ được bảo vệ tốt hơn.
Các dữ liệu sau khi được SSL mã hóa thì chỉ người nhận đích thực mới có thể giải khoá những mã hoá này. Nhờ đó, các dữ liệu truyền đi không chỉ có tính toàn vẹn mà còn giúp phòng chống hiện tượng đối tượng thực hiện phủ nhận dữ liệu truyền đi. Như vậy, có thể kể đến những ưu điểm khi sử dụng SSL cho Website cá nhân và doanh nghiệp như sau.
Ngoài việc sử dụng SSL để bảo mật cho Website, bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ của của các công ty công nghệ hiện nay như đăng ký tên miền, thuê Hosting chất lượng,… để đảm bảo tính bảo mật cho Website của bạn.
=> Xem thêm:
- Top 5 nhà cung cấp hosting miễn phí tốt nhất năm 2019
- Top 10 dịch vụ cho thuê VPS giá rẻ, uy tín nhất hiện nay
- Top 6 nhà cung cấp tên miền miễn phí tốt nhất 2019
SSL giúp tăng độ tin cậy cho Website
Trong thời đại công nghệ hiện nay, người dùng ngày càng đề cao việc bảo mật thông tin nói chung và bảo mật thông tin cá nhân nói riêng. Do đó, các doanh nghiệp cũng có xu hướng nâng cao bảo mật cho Website để phục vụ các khách hàng của mình. Việc sử dụng SSL cho các Website doanh nghiệp trở nên phổ biến. Điều này giúp củng cố lòng tin cho khách hàng khi truy cập và tạo tài khoản tại một Website.
Ngoài ra, các thông tin về khách hàng cũng như các thông tin nội bộ của doanh nghiệp cũng được bảo vệ an toàn hơn với SSL. Với các Website thương mại điện tử thì điều này càng quan trọng. Bởi đặc điểm mô hình kinh doanh, các trang thương mại điện tử lưu trữ khối lượng lớn các thông tin như số điện thoại, thẻ tín dụng. Đây là những thông tin nhạy cảm, yêu cầu độ bảo mật cao.
SSL sẽ giúp giao dịch online trên sàn thương mại điện tử trở nên an toàn hơn. Điều này giúp khách hàng có thêm ấn tượng về độ tin cậy cũng như tính chuyên nghiệp của Website. Nhờ đó thương hiệu và uy tín doanh nghiệp sẽ được nâng cao, tạo dựng niềm tin với khách hàng. Đây là tiền đề để nền tảng thương mại điện tử có thêm nhiều giao dịch với khách hàng.
Giúp Website có thứ hạng cao hơn trên Google
Với các thuật toán của Google hiện nay, doanh nghiệp nào cũng đang ra sức SEO để có thể lên top tìm kiếm tại đây. Trong đó, thuật toán Pagerank nổi tiếng được áp dụng 2 năm trước cho thấy tính bảo mật trang web đang được xem xét ưu tiên hơn. Vì thế, các trang web có SSL bảo mật sẽ được xếp hạng cao hơn trên thanh công cụ tìm kiếm so với các Website không có chứng chỉ này.
Tăng khả năng bảo mật
Như đã đề cập ở trên, SSL tăng tính bảo mật cho Website. Đây là những ưu điểm hàng đầu khi các dữ liệu trao đổi của hai bên được giữ an toàn và không bị kẻ gian chỉnh sửa. SSL mã hóa mỗi gói dữ liệu đang trao đổi, giúp chúng được bảo mật theo phương thức mới nhất. Chỉ người nhận chân chính mới có thể nhận được thông tin cũng như có khả năng giải mã những thông tin này.
Phân loại các chứng chỉ SSL
Khi tìm hiểu và tìm cách đăng ký chứng chỉ SSL cho trang web của mình, rất nhiều người phân vân giữa các loại SSL có thể sử dụng. Vậy từng loại chứng chỉ SSL là gì và chúng được sử dụng cho các mục đích cụ thể nào? Hãy cùng tìm câu trả lời trong phần tiếp theo của bài viết sau đây.
Chứng chỉ DV-SSL (Domain Validated SSL)
Đây là chứng chỉ số giúp xác thực tên miền. DV SSL có giá rẻ và sẽ được sử dụng cho các khách hàng cá nhân với khả năng mã hóa cơ bản. SSL DV chỉ yêu cầu người dùng xác minh quyền sở hữu tên miền. Thời gian đăng ký và xác minh các thông tin này rất nhanh chóng.
Chứng chỉ số OV-SSL (Organization Validation SSL)
Loại chứng chỉ thứ hai, OV – SSL là loại chứng chỉ được sử dụng cho các tổ chức và doanh nghiệp và có độ tin cậy cao hơn DL SSL. Khi dùng chứng chỉ SSL, ngoài việc xác minh quyền sở hữu tên miền, người dùng còn cần xác minh doanh nghiệp đăng ký đang thực sự tồn tại và hoạt động bình thường. Tên doanh nghiệp đăng ký OV SSL cũng sẽ được hiển thị chi tiết trên chứng chỉ được cấp.
Chứng chỉ số EV-SSL (Extended Validation SSL)
Đây là loại chứng chỉ xác thực mở rộng có độ tin cậy cao nhất. Chứng chỉ này chỉ dành cho các tổ chức và doanh nghiệp đang hoạt động. Chứng chỉ số EV SSL tuân thủ tuyệt đối các quy định của tổ chức CA-Browser Forum trong quá trình xác minh tính có thực và các hoạt động của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp được cấp EV SSL sẽ có màu xanh lá cây trên thanh địa chỉ. Người dùng Internet truy cập vào các Website được trang bị chứng chỉ số EV sẽ xem được thông tin tên doanh nghiệp sở hữu Website khi click vào xem. Đây là điểm cộng lớn giúp gia tăng độ tin cậy của Website đó đối với các khách hàng.
Chứng chỉ số Wildcard SSL
Chứng chỉ số Wildcard SSL được sử dụng cho các Website có nhu cầu sử dụng chứng chỉ này cho nhiều subDomain cùng lúc. Giống như tên gọi của mình, Wildcard SSL cho phép chạy không giới hạn các tên miền phụ chỉ một chứng chỉ SSL duy nhất. Điều này giúp tiết kiệm chi phí đáng kể cho các doanh nghiệp có nhiều Website vệ tinh cho Website chính.
Chứng chỉ số UC/SAN SSL
Chứng chỉ loại UC/SAN SSL là chứng chỉ số được thiết kế riêng cho các ứng dụng Communication của Microsoft. Một số ứng dụng sử dụng UC/SAN SSL có thể kể đến là Microsoft Office Communications, Microsoft Exchange Server, Lync và cũng là giải pháp tiết kiệm cho các môi trường khác như Share Hosting & QA Testing.
Bài viết trên đã tổng hợp các thông tin về định nghĩa chứng chỉ SSL, lý do tại sao Website nên sử dụng chứng chỉ SSL. Ngoài ra, bài viết cũng cho biết các loại SSL nào phù hợp với các tổ chức hay cá nhân. Mong rằng với những thông tin trên, bạn có thể lựa chọn được chứng chỉ SSL phù hợp để cài đặt cho Website của mình.