Virya Technologies
Tiểu ngạch là gì? Chính ngach là gì? So sánh tiểu ngạch và chính ngạch
Tiểu ngạch là gì? Chính ngach là gì? So sánh tiểu ngạch và chính ngạch
Xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch là hai hình thức mua bán thương mại được sử dụng nhiều nhất. Nhưng một số người chưa hiểu rõ về hai hình thức này, cho rằng tiểu ngạch là không chính thống, chỉ có chính ngạch mới là chính thức. Bài viết dưới đây của Viryatechnologies sẽ giúp bạn so sánh và phân biệt xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch để giúp các bạn có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề này.
Xuất nhập khẩu chính ngạch là gì?
Chính ngạch là hình thức buôn bán mang tính quốc tế cao, dành cho tất cả mọi người dân, tổ chức, công ty sống tại hai quốc gia có đường biên giới giáp nhau. Ở hình thức xuất nhập khẩu chính ngạch, các công ty hay doanh nghiệp sẽ ký kết các hợp đồng kinh tế, thương mại với các quốc gia theo một hiệp định được cam kết từ trước giữa các quốc gia với nhau ở phạm vi hai quốc gia, khu vực… theo thông lệ quốc tế.
Bất kì ai cũng có thể mua bán chính ngạch miễn là có nhu cầu và đáp ứng đủ các điều kiện về tài chính và pháp lý. Ở Việt Nam, các quốc gia có thể nhập khẩu chính ngạch vào Việt Nam là những nước có đường biên giới giáp với Việt Nam, như lào, Trung Quốc, Campuchia,… Chính vì liền kề nhau về mặt địa lý nên các dịch vụ xuất nhập khẩu chính ngạch Trung Quốc đang rất phát triển hiện nay. Các quốc gia thực hiện giao dịch kinh tế sẽ được ràng buộc bởi các hợp đồng kinh tế, thương mại dựa vào những thông lệ quốc tế đã được ký kết.
Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là gì?
Tiểu ngạch là hình thức mua bán trao đổi hàng hóa giữa cư dân sinh sống ở gần khu vực biên giới của hai nước giáp nhau. Những mặt hàng này thường là những mặt hàng có giá trị như như các mặt hàng nông sản, quần áo,… Ở Việt Nam, xuất nhập khẩu tiểu ngạch diễn ra mạnh mẽ và chủ yếu của các cá nhân, tổ chức ở các tỉnh biên giới với Trung Quốc là chủ yếu, bên cạnh đó có Lào, Campuchia,… ở các tỉnh thành như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai…
Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là hình thức được ưa chuộng hiện nay với thủ tục đơn giản, thời gian vận chuyển được rút ngắn, phí vận chuyển không cao. Hình thức này thì cá nhân, doanh nghiệp vẫn phải đóng thuế và có sự quan sát, kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng hàng hóa, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật,…
Xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch là gì?
Đây là hai hình thức trao đổi buôn bán phổ biến nhất được nhà nước công nhận là hoạt động buôn bán hợp pháp tại biên giới. Hai hình thức này đều được nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển, dù vậy thì mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng. Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là hình thức hay được các doanh nghiệp lựa chọn vì mức thuế xuất sẽ thấp hơn thuế nhập khẩu chính ngạch. Bên cạnh đó, thì thủ tục cũng dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần tờ khai tiểu ngạch, mất khoản phí biên mậu là đã có thể xuất khẩu hàng hóa, không cần hóa đơn, chứng từ thanh toán.
Tuy nhiên thì tính ổn định của hình thức này không cao, mỗi giao dịch chỉ được ở mức cho phép,… Bên cạnh đó, để xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch sẽ khiến các nhà cung cấp bị ảnh hưởng bởi những thương vụ mua bán lớn cần phải sử dụng hình thức xuất nhập khẩu chính ngạch. Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng hình thức xuất nhập khẩu tiểu ngạch để trốn thuế. Họ sẽ mướn những người dân sống ở vùng biên giới để thực hiện các giao dịch mua bán. Xuất nhập khẩu chính ngạch là hình thức vận chuyển hàng hóa qua biên giới qua các cửa khẩu với khối lượng hàng hóa lớn.
Hàng hóa xuất nhập khẩu chính ngạch cần được kiểm tra kĩ lưỡng về chất lượng theo quy định. Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ kiểm tra, bên phía doanh nghiệp cũng cần đóng thuế đầy đủ khi thông quan. Hình thức này có hợp đồng mua bán đầy đủ, được ràng buộc giữa người bán và người mua thông qua các quy định và thông lệ quốc tế. Do đó, đây là hình thức được sử dụng phổ biến trong thương mại quốc tế.
Phân biệt xuất nhập khẩu tiểu ngạch và xuất nhập khẩu chính ngạch
Hình thức vận chuyển
Về hình thức vận chuyển, ở xuất nhập khẩu tiểu ngạch thì sẽ được vận chuyển chủ yếu bằng đường bộ. Vì tính chất mua bán hàng hóa của tiểu ngạch là ở các tỉnh biên giới. Hàng hóa tiểu ngạch được thực hiện bởi dân cư ở các tỉnh biên giới giữa hai quốc gia vùng biên giới. Cho nên hàng hóa sau khi xuất trình sẽ được kiểm tra, vận tải bằng xe tải là chủ yếu.
Ở hình thức xuất nhập khẩu chính ngạch, hàng hóa có giá trị rất lớn, được vận chuyển qua các cửa khẩu lớn. Doanh nghiệp khi sử dụng hình thức này sẽ phải đóng nhiều loại thuế để thông quan hàng hóa. Hàng hóa khi vận chuyển phải được đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn, cho nên chúng sẽ thường được đóng trong những container, được vận chuyển hầu hết bằng đường tàu biển và đường hàng không.
Hàng hóa
Hình thức tiểu ngạch, hàng hóa nhập khẩu tiểu ngạch thường có giá trị thấp vì những mặt hàng này đã đều được quy định nghiêm ngặt theo luật pháp. Hầu hết các mặt hàng này thuộc nhóm những mặt hàng tiêu dùng như quần áo thời trang, mỹ phẩm, mặt hàng nông sản,…
Hàng hóa nhập khẩu chính ngạch là những mặt hàng chất lượng cao, mang tính quốc tế là chủ yếu. Những mặt hàng này có quy định về tiêu chuẩn nghiêm ngặt, do đó yêu cầu bảo quản đảm bảo giữ nguyên được chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình vận chuyển. Mặt hàng này khi nhập khẩu chính ngạch sẽ đều có giấy tờ nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thì mới được thông quan.
Giá trị giao dịch
Ở hình thức tiểu ngạch, khi nhập khẩu thì đơn hàng sẽ bị giới hạn về số lượng hàng hóa khi nhập. Số lượng này đã được quy định theo pháp luật, bạn buộc phải tuân theo. Trong khi đó, nhập khẩu chính ngạch sẽ có số lượng hàng hóa khi nhập không bị giới hạn. Chi phí đơn hàng, số lượng hàng hóa không có giới hạn, nhập được theo đúng mong muốn của bạn. Bên nhập khẩu cần đảm bảo đó là mặt hàng nhập khẩu được phép theo quy định của pháp luật. Hình thức nhập khẩu chính ngạch thường được nhập khẩu với số lượng hàng hóa lớn trở lên.
Thủ tục và thuế
Nhập khẩu tiểu ngạch sẽ có các thủ tục: Tờ khai hàng (HQ7A, HQ7B), số lượng là 2 tờ; Giấy chứng minh cư dân biên giới; Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới được Ủy ban Nhân dân cấp Tỉnh cấp cho. Trưởng hải quan cửa khẩu sẽ quyết định thực thực hiện kiểm tra hàng hóa, đóng thuế, phê duyệt hải quan dựa trên các thủ tục và giấy tờ được cung cấp.
Hình thức nhập khẩu chính ngạch, thủ tục sẽ gồm có: Hợp đồng (Sale Contract); Hóa đơn thương mại (Invoice); Bill of Lading (nếu có); Quy cách đóng gói (Packing list) với Seller (người bán); LC; Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước; Giấy chứng nhận hàng hóa; Hóa đơn vận chuyển; Chứng nhận kiểm dịch.
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ trên để cục hải quan thông qua hàng hóa đới với nhập khẩu chính ngạch. Thuế phải đóng sẽ dựa vào mặt hàng hàng hóa nhập khẩu do pháp luật quy định. Phía cục hải quan có trách nhiệm kiểm tra chứng từ, tờ khai quyết định thông quan. Có một số trường hợp hàng hóa nhập khẩu cần được kiểm tra trước khi thông quan.
Nên lựa chọn hình thức tiểu ngạch hay chính ngạch?
Theo chia sẻ từ Công ty Giang Huy Logistics thì để lựa chọn được hình thức tiểu ngạch hay chính ngạch thì bạn cần xác định loại hàng hóa và khối lượng hàng hóa định nhập. Những loại hàng hóa tiêu dùng như quần áo, đồ chơi, giày dép,… thì hình thức nhập khẩu tiểu ngạch sẽ phù hợp hơn. Thủ tục nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm thời gian. Trong khi đó, nếu bạn muốn nhập hàng hóa với số lượng lớn thì hình thức nhập khẩu chính ngạch sẽ đáp ứng nhu cầu. Số lượng hàng hóa không bị giới hạn. Nhưng bạn cần làm đầy đủ thủ tục các loại giấy tờ theo quy định để đảm bảo hàng hóa của bạn đủ điều kiện được thông quan.
Trên đây chúng tôi đã giúp các bạn hiểu về xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch cũng như sự khác nhau giữa hai hình thức này. Hy vọng bài viết này đã mang đến thông tin bổ ích đến cho bạn!
Xem thêm: