Virya Technologies
Sảy thai là gì? Một số dấu hiệu, triệu chứng của sảy thai
Sảy thai là gì? Một số dấu hiệu, triệu chứng của sảy thai
Sảy thai là một sự cố không ai mong muốn thường xảy ra ở các mẹ bầu. Vậy sảy thai là gì? Nguyên nhân dẫn đến sảy là gì và cách phòng tránh như thế nào? Cùng Virya Technologies tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Sảy thai là gì?
Sảy thai là sự cố mất thai diễn ra trước tuần 20, tính theo giai đoạn thai kỳ. Thông thường, hiện tượng này dễ xảy ra trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, vì lúc này thai còn khá yếu.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến sảy thai mà bạn khó lường trước được. Có thể do thai quá nhiều, không bám chặt, chế độ ăn uống, đi đứng,… Không hẳn nguyên nhân sảy thai do lỗi của mẹ mà do một vài nguyên nhân nào đó của thai nhi.
Bạn có thể phòng ngừa được hiện tượng sảy thai nhưng không thể nào khắc phục được. Khi sảy thai, bạn sẽ tìm một giải pháp điều trị an toàn từ những tư vấn của bác sĩ.
Một số nguyên nhân cơ bản gây sảy thai
Có vô số nguyên nhân sảy thai, có thể mỗi người sẽ bị sảy thai do một hay nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, theo nguyên cứu của y học thì nguyên nhân sảy thai cơ bản bao gồm:
- Bị hỏng buồng trứng: Tức là phôi có hình thành theo một hình dạng nào cụ thể.
- Thai bị nhiễm sắc thể: Nguyên nhân này có thể đến từ bố hoặc mẹ.
- Thai không phát triển: Trường hợp này còn gọi là suy thai, phôi đã hình thành nhưng không phát triển.
- Do di truyền: Có thể sảy thai do di truyền từ đời này sang đời khác.
- Nhau thai có vấn đề: Trong giai đoạn mang thai, khi nhau có vấn đề cũng rất dễ bị sảy thai.
- Sinh hoạt không lành mạnh: Có thể do điều kiện chưa tốt, mẹ sinh hoạt chưa lành mạnh, ăn uống không đủ cất, làm việc kiệt sức cũng dễ bị sảy thai.
Ngoài ra, sảy thai có thể cũng do một số nguyên nhân khác như: tiếp xúc nhiều với hóa chất, quan hệ tình dục chưa thực sự phù hợp, mẹ lớn tuổi, mẹ mắc một vài căn bệnh,…
Tỷ lệ sảy thai tính theo từng tuần
Sảy thai khó có thể kiểm soát và thường có tỷ lệ cao đến 80% ở giai đoạn đầu, thường ở tuần 0 – 13. Mỗi giai đoạn sẽ có tỷ lệ sảy thai khác nhau, con số này sẽ giảm lần khi số tuần thai kỳ tăng lên.
- Thai kỳ ở tuần 3 – 4: Tỷ lệ sảy thai ở giai đoạn này thường khoảng 50 – 75%. Con số này rất cao, chính vì thế, mẹ phải thật cẩn thận để giảm thiểu sự cố.
- Thai kỳ vào tuần thứ 5: Theo một số nguyên cứu thì tuần thứ 5 sẽ có khả năng sảy thai đến 21,3%
- Thai ở tuần thứ 6 – 7: Giai đoạn này chỉ ở mức 5%. Tuy nhiên, cũng không thể nào chủ quan được, bạn cũng hết sức cẩn thận.
- Ở tuần thứ 8 – 13: Khả năng bị sảy thai chỉ còn 2 – 4%.
- Thai vào tuần thứ 14 – 20: Lúc này chỉ có tỷ lệ sảy thai không quá 1%.
Các dấu hiệu nhận biết sảy thai là gì?
Mỗi giai đoạn thai kỳ sẽ có những dấu hiệu sảy thai khác nhau. Căn cứ vào những dấu hiệu, bạn sẽ sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Để nhận biết sớm, bạn hãy tìm hiểu các dấu hiệu dễ nhất như sau:
Dấu hiệu ở tuần 2 – 4
Giai đoạn này tâm lý của bạn có thể sẽ hơi bất thường, chu kỳ kinh nguyệt không ổn nên cũng khó biết được có sảy thai hay không. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nhận biết qua các dấu hiệu như: âm đạo ra máu, đau bụng, người mệt mỏi nặng nề.
Dấu hiệu ở tuần 4 – 12
Thời điểm này các dấu hiệu mang thai đầu cũng dần giảm bớt. Do đó, bạn cũng dễ dàng nhận biết có bị sảy thai hay không qua triệu chứng đau bụng, chảy máu vùng âm đạo, vùng xương chậu bị đau. Lưu ý, âm đạo có thể chỉ ra máu một ít hoặc nhiều, để biết có sảy thai hay không, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất khám ngay nhé.
Dấu hiệu ở tuần 13 – 20
Giai đoạn này rất dễ phát hiện dấu hiệu sảy thai qua các triệu chứng: thở gấp, âm đạo chảy máu rất nhiều, bị co thắt theo nhiều cơn. Có thể một vài bạn sẽ có cả triệu chứng đau nặng vùng bụng trong thời điểm này khi sảy thai.
Tuy nhiên, trong trường hợp máu ở âm đạo chảy ra quá nhiều cần nhanh chóng thuê xe cứu thương để đưa người mẹ đến đơn vị y tế gần nhất.
Cách điều trị tình trạng sảy thai
Sau khi đã biết được sảy thai là gì? Một số dấu hiệu, triệu chứng của sảy thai thì bạn cần nắm được cách điều trị để đảm bảo an toàn về sức khỏe. Bạn có thể tham khảo các cách điều trị sảy thai theo các giai đoạn như sau:
Vừa mới phát hiện có nguy cơ bị sảy thai
Khi siêu âm và dự đoán có thể sẽ sảy thai ở giai đoạn đầu. Bạn đừng quá lo lắng, chỉ cần điều trị kịp thời theo các giải pháp say là khả năng giữ được thai nhi cũng khá lớn.
- Nghỉ ngơi đúng giờ, đủ giấc, không vận động nhiều.
- Cân đối nguồn dinh dưỡng, nên chọn các loại thực phẩm sạch.
- Uống đủ 2 lít nước sạch mỗi ngày.
- Tham khảo và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ: có thể uống thuốc giảm tình trạng co thắt tử cung, thuốc kháng sinh, đặt thuốc âm đạo với liều lượng phù hợp.
Trong quá trình sảy thai
Nếu phát hiện bạn đang sảy thai tự nhiên thì đừng lo lắng quá, cũng không nên dùng biện pháp can thiệp gì. Thông thường trình trạng ra máu sẽ diễn ra trong hai tuần khá giống như đang trong chu kỳ hành kinh. Bác sĩ sẽ gắp bọc thai ra ngoài nếu nằm trong cổ tử cung hay vùng âm đạo, thai không tự sảy ra ngoài.
Nếu đang sảy thai do bị nhiễm khuẩn thì cần có sự tác động bằng cách điều trị kháng sinh để nạo sạch buồng tử cung. Giải pháp này có thể sẽ làm bạn đau nhưng sẽ áp dụng nếu cần thiết.
Trường hợp liên tục bị sảy thai
Cách điều trị trong trường hợp này là căn cứ vào nguyên nhân xảy ra. Do đó, bác sĩ sẽ khám và tìm hiểu chính xác nguyên nhân do đâu để tư vấn bạn cách điều trị phù hợp và an toàn nhất.
Để điều trị đúng cách và kịp thời, bạn nên khám sớm nhất khi phát hiện có dấu hiệu sảy thai. Đồng thời, bạn cũng cần thực hiện đúng các hướng dẫn của bác sĩ để an toàn với sức khỏe và thai nhi an toàn ở lần mang thai tiếp theo.
Cách phòng ngừa nguy cơ bị sảy thai
Không một ai mong muốn tình trạng xảy ra sảy thai với chính mình và người thân. Do đó, để phòng tránh nguy cơ bị sảy thai, bạn hãy tham khảo một số giải pháp sau:
Cân đối nguồn dinh dưỡng
Trong quá trình mang thai, việc đảm bảo đủ dưỡng chất và hợp lý là vô cùng quan trọng. Bạn cần lên cho mình một thực đơn cân bằng dưỡng chất trong một tuần.
Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm sắt và vitamin để thai nhi phát triển tốt, tránh thiếu máu khi sinh. Cung cấp thêm axit folic cũng vô cùng cần thiết để giảm nguy cơ sảy thai.
Khám thai theo định kỳ
Khi phát hiện mang thai, bạn nên đi khám ngay và thực hiện tái khám theo định kỳ để theo dõi sức khỏe mẹ và thai nhi kịp thời. Khám thai theo định kỳ hướng dẫn cũng sẽ phát hiện được sớm nguy cơ bị sảy thai để có cách khắc phục tốt nhất.
Khám ngay khi thai có dấu hiệu bất thường
Nếu bạn bị đau bụng, ra máu, khó chịu hay bất kỳ một triệu chứng bất thường nào, hãy đi khám ngay để nhận biết sớm nguyên nhân, điều trị kịp thời, phòng tránh bị sảy thai một cách hiệu quả. Từ đó mỗi mẹ bầu sẽ có được một thai kỳ thuận lợi và khỏe mạnh nhất.
Giữ vệ sinh cá nhân
Nhiễm trùng đường sinh dục cũng sẽ bị sảy thai. Chính vì thế, bạn hãy vệ sinh cá nhân thường xuyên, quan hệ tình dục phù hợp để đảm bảo an toàn cho thai nhi, đặc biệt trong giai đoạn đầu trước 20 tuần.
Phải nghỉ ngơi thật hợp lý
Bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn người bình thường khi mang thai. Không nên thức quá khuya, ngủ thật đủ giấc để cơ thể được khỏe mạnh. Nếu bạn nghỉ ngơi không hợp lý cũng sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, thai nhi dễ yếu dần và sảy thai.
Trên đây là toàn bộ những thông tin sảy thai là gì? Một số dấu hiệu, triệu chứng của sảy thai. Tất tần tật những chia sẻ trên chắc chắn đã giúp bạn nắm được hiện tượng sảy thai và biết cách phòng ngừa, điều trị hợp lý.