Bệnh Phong Thấp: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Bệnh Phong Thấp: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
14 Tháng Bảy, 2023 Chức năng bình luận bị tắt ở Bệnh Phong Thấp: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Tin công nghệ Marketing Mona

Bệnh phong thấp là một tên gọi dân gian của bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây được xem như là một trong các bệnh lý khớp phổ biến nhất. Bệnh này thường gặp ở người lớn và gây nóng, sưng, đau, đỏ, và mất chức năng nhiều khớp. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra tàn tật vĩnh viễn cũng như mất sức lao động. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh phong thấp là gì? Hãy tìm hiểu thông qua bài viết sau đây của Virya Technologies nhé!

Bệnh phong thấp là gì?

Bệnh phong thấp là gì?

Đã từ lâu, khái niệm “phong thấp” đối với người Việt Nam nói chung và người lớn tuổi nói riêng đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, phong thấp (hay còn gọi là phong tê thấp) chỉ là một tên gọi trong Đông y. 

Đối với Y học hiện đại, khái niệm này có thể sẽ chỉ về nhiều bệnh xương khớp khác nhau chẳng hạn như: Loãng xương, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,… Sau khi được đánh giá về các triệu chứng cũng như dấu hiệu bệnh, phong thấp được xác định là tương tự bệnh viêm khớp dạng thấp nhất. Vậy nên hiện nay, mỗi khi nhắc đến phong thấp thì chính là đang đề cập đến bệnh viêm khớp dạng thấp.

Biểu hiện đầu tiên của căn bệnh này là đau nhức, tê cứng các khớp (chủ yếu là các khớp nhỏ như ngón tay và ngón chân). Sau đó, sẽ ảnh hưởng tới nhiều khớp khác ở trên cơ thể. Phong thấp thường sẽ có xu hướng tiến triển chậm, nhưng “đeo đuổi” người bệnh suốt đời vì đây là bệnh mạn tính. 

Bệnh này có thể phá hỏng cấu trúc của khớp, làm biến dạng các ngón tay, ngón chân hay thậm chí gây liệt chi. Tuy nhiên, có thể hạn chế tổn thương ổ khớp cũng như duy trì chức năng vận động của các khớp nếu phát hiện sớm và chữa trị bệnh đúng cách. 

Nguyên nhân gây bệnh phong thấp

Nguyên nhân gây bệnh

Rối loạn miễn dịch là một trong các cơ chế bệnh khiến bạn bị mắc bệnh phong tê thấp và một vài bệnh lý phổ biến khác như: Viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp phản ứng,… Khi đó, hệ thống miễn dịch sẽ chuyển từ trạng thái “bảo vệ” sang “tấn công” bởi sự nhầm lẫn tế bào sụn, các xương dưới sụn và những mô xung quanh khớp khỏe mạnh của cơ thể là các tế bào ngoại lai.

Cho đến nay, nguyên nhân khiến cho hệ miễn dịch nhận diện sai “kẻ thù” vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, một vào nguy cơ được chỉ ra là do di truyền, thuốc lá và ô nhiễm môi trường (nguồn nước nhiễm độc, khói bụi, hóa chất công nghiệp,…). 

Các yếu tố trên là quan điểm của ngành Y học hiện đại. Còn theo quan điểm của Y học Cổ truyền, phong thấp xuất phát từ hệ miễn dịch, nhưng được lý giải theo cách khác. Khi sức đề kháng suy giảm, hàn khí sẽ đi qua lỗ chân lông và xâm nhập vào cơ thể, khiến kinh mạch ứ tắc, sau đó sinh ra bệnh phong thấp.

Ngoài ra, sự khởi phát của bệnh viêm khớp dạng thấp còn liên quan tới tuổi tác, cân nặng và giới tính. Cụ thể, nhóm người trong độ tuổi từ 40 – 60, bị thừa cân, béo phì và nữ giới sẽ dễ mắc phong thấp hơn những đối tượng khác. 

Triệu chứng bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp có triệu chứng vô cùng đa dạng bao gồm các triệu chứng viêm khớp, triệu chứng toàn thân và triệu chứng của những cơ quan khác.

Các triệu chứng viêm khớp

  • Cứng khớp: Điển hình nhất có thể kể đến đó là cứng khớp vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy. Thông thường sẽ kéo dài ít nhất 45 – 60 phút sau khi bắt động cử động các khớp.
  • Đau khớp: Đây là một triệu chứng dễ nhận biết nhất. Nguyên nhân do viêm nên khiến khớp trở nên căng và nhạy cảm hơn.
  • Sưng khớp: Viêm khớp làm gia tăng tích tụ dịch trong các khớp.
  • Nóng: Vùng da bị viêm khớp sẽ ấm hơn vùng da xung quanh. Một điều cần lưu ý đó là vùng da bị viêm khớp sẽ không bị đỏ. Khớp thường bị nhất đó là khớp cổ tay, khớp liên đốt gần, khớp giữa bàn tay và ngón tay. Các khớp bị thường sẽ đối xứng nhau và về lâu dài các khớp đó sẽ bị biến dạng.

Triệu chứng toàn thân

Sốt nhẹ, mệt mỏi, sụt cân, chán ăn, đau nhức, mỏi cơ toàn thân,…

Triệu chứng của một vài cơ quan khác

  • Nốt thấp: Những nốt nổi lên trên bề mặt da, không đau, chắc và dính vào nền xương ở dưới. Chúng thường xuất hiện ở khớp khuỷu, gối, gót chân,…
  • Triệu chứng giảm tiết dịch: Khô miệng, khô mắt, sưng to tuyến mang tai, dịch nước bọt giảm,… Do đó, khi ăn các thức ăn khô, bạn sẽ cảm thấy khó nuốt.
  • Triệu chứng ở tim: Tim đập nhanh và loạn nhịp. Điều đó có thể gây thiếu máu cơ tim, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim,…

Bệnh phong thấp có thật sự nguy hiểm không?

Bệnh phong thấp có thật sự nguy hiểm không?

Theo thời gian, các sụn, xương dưới sụn của các khớp bị phong thấp sẽ dần dần mòn và mỏng đi. Phá hủy những ổ khớp và làm giảm chức năng vận động, thậm chí sẽ gây mất hoàn toàn khả năng cử động do bị teo cơ và biến dạng khớp. 

Điển hình các biến chứng của bệnh phong thấp là những ngón tay rụt lại, cứng đơ và các ngón chân đan chồng vào nhau. Bàn tay hay bàn chân bị dị dạng và bất động đẩy cuộc sống của người bệnh rơi vào vực thẳm vì từ việc ăn uống, mặc quần áo, vệ sinh cho đến nhu cầu đi lại, vui chơi hay cầm nắm,… đều không thể thực hiện một cách trơn tru như trước. 

Ngoài ra, bệnh phong thấp còn khiến cho nhiều bộ phận của cơ thể như tao, mắt, tim, phổi,… bị suy giảm chức năng. Có thể thấy, đây là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời. Vì vậy, ngay cả khi xương khớp của bạn vẫn khỏe mạnh hay không có bất cứ biểu hiện bất thường nào thì bạn cũng nên cảnh giác và kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

Cách phòng tránh mắc bệnh phong thấp 

Cách phòng tránh mắc bệnh phong thấp 

Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và nâng cao sức khỏe xương khớp là những cách tốt nhất giúp giảm bớt rủi ro mắc bệnh phong thấp. Hãy làm ngay những điều sau đây để phòng tránh căn bệnh này:

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục mỗi ngày

Một thực đơn ăn uống với đầy đủ các chất dinh dưỡng cùng với chế độ tập luyện thể dục khoa học sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra còn giúp nâng cao sức khỏe cho xương khớp cũng như góp phần hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Hạn chế tiếp xúc yếu tố độc hại

Hãy đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà để tránh được bụi bẩn, mang đồ bảo hộ nếu bạn làm công việc bắt buộc tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại (như công nhân vệ sinh môi trường, công nhân mạ kim loại công nghiệp,…).

Bỏ hút thuốc lá

Khói thuốc lá là một chất dẫn lý tưởng cho vô số căn bệnh nguy hiểm có thể tìm đến cơ thể, trong đó có bệnh phong thấp. Vì vậy, tránh xa thuốc lá là một hành động thiết thực giúp bạn bảo vệ sức khỏe xương khớp của chính mình cũng như những người xung quanh.

Khám sức khỏe định kỳ

Bệnh phong thấp không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng cho cơ thể, xương khớp nếu được phát hiện kịp thời. Bạn nên đến bệnh việm kiểm tra ngay lập tức nếu thấy ngón tay hay ngón chân đau nhức hoặc cứng bất thường. 

Bệnh phong thấp thuộc nhóm bệnh tự miễn, tức là loại bệnh do rối loạn miễn dịch gây nên. Chính vì vậy, dù phòng tránh tốt đến mấy cũng khó để ngăn chặn triệt để các nguy cơ mắc bệnh.

Điều trị bệnh phong thấp 

Điều trị bệnh phong thấp 

Những phương pháp điều trị căn bệnh này sẽ bao gồm thuốc, phẫu thuật và phục hồi chức năng.

Thuốc trị phong thấp

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tùy thuộc theo mức độ, thời gian bạn mắc phong thấp. Thường sẽ cần có sự phối hợp của nhiều loại thuốc sau:

  • NSAIDs (Thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid): Được dùng với mục đích kháng viêm và giảm đau. Một vài loại thuốc phổ biến như: Celecoxib, Diclofenac, Aspirin, Meloxicam,… Tác dụng phụ thường gặp bao gồm đau dạ dày, buồn nôn, nôn, xuất huyết tiêu hóa và suy thận cấp.
  • Corticoid: Giảm đau, kháng viêm và làm chậm tổn thương khớp. Các loại thuốc thường dùng như prednisolon hay methylprednisolon. Tác dụng phụ hay gặp bao gồm loãng xương, tăng cân, và rối loạn đường huyết.
  • Những thuốc ức chế hệ miễn dịch: Loại thuốc này làm chậm tiến triển của bệnh. Thuốc giúp phòng ngừa bệnh gây tàn phế và bảo vệ khớp. Một số thuốc thường gặp như: Rituximab, Hydroxychloroquine, Methotrexate,…

Phẫu thuật

Người bệnh có thể cân nhắc phương pháp phẫu thuật để sửa chữa những khớp bị hư hỏng và biến dạng nặng nề. Một vài phương pháp phẫu thuật có thể kể đến như: Cắt bao khớp, thay khớp, chỉnh trục khớp,…

Phục hồi chức năng

Một phương pháp phục hồi chức năng phổ biến đó là vật lý trị liệu. Bạn sẽ được hướng dẫn những bài tập để bảo vệ xương khớp. Những bài tập này giúp chống dính khớp, co rút, teo cơ,… Một vài biện pháp khác như siêu âm, chườm nóng, hồng ngoại, sóng ngắn,… cũng có hiệu quả giảm viêm, bảo vệ khớp. 

Ngoài ra, để có thể giúp cho người già cải thiện sức khỏe nhanh chóng, bạn có thể sử dụng đến dịch vụ chăm sóc người cao tuổi phục hồi chức năng của Viện dưỡng lão Bình Mỹ. Tại đây có đầy đủ các trang thiết bị tập luyện để người già có thể điều trị phục hồi. Thêm vào đó, khi sử dụng dịch vụ chăm người già tại đây, người cao tuổi sẽ được quan tâm, chăm sóc trong từng bữa ăn, giấc ngủ và được nhắc nhở uống thuốc đúng giờ.

Kết luận

Bệnh phong thấp là một căn bệnh lý mãn tính, kéo dài. Đây không phải là kiểu bệnh gây chết người nhưng lại làm giảm chất lượng cuộc sống một cách nặng nề. Do đó, khi có bất cứ dấu hiệu nào nêu trên, hãy đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị. Việc nhận biết triệu chứng để chẩn đoán bệnh sớm là vô cùng quan trọng. Từ đó, giúp điều trị bệnh kịp thời cũng như làm giảm tiến độ phát triển của bệnh.

About The Author