Virya Technologies
Một số giải pháp giúp quản lý Doanh Nghiệp Du Lịch hiệu quả
Một số giải pháp giúp quản lý Doanh Nghiệp Du Lịch hiệu quả
Quản lý doanh nghiệp là cụm từ mà hầu hết những người lãnh đạo cấp cao, những người chủ doanh nghiệp thường nghe thấy nhằm giúp cho các hoạt động trong quy trình làm việc diễn ra hiệu quả hơn và xây dựng nền tảng cho kế hoạch phát triển lâu dài. Để quản lý doanh nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực nào chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, vì nó đòi hỏi nhiều yếu tố về tài nguyên, nhân lực và kết hợp cả kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, chẳng hạn về những doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần quản lý những vấn đề về giá vé, tour, hướng dẫn viên, chăm sóc khách hàng… Dưới đây là một số giải pháp giúp doanh nghiệp du lịch quản lý hiệu quả.
Những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp du lịch cần triển khai
Xây dựng website du lịch cho doanh nghiệp
Đây là một kênh giới thiệu sản phẩm thật sự tuyệt vời và hữu ích, đưa khách hàng đến với doanh nghiệp một cách nhanh chóng, chi tiết và cụ thể nhất thông qua hình ảnh, video và thông tin về tour rõ ràng. Ngoài ra, về lâu dài, website du lịch cũng chính là bộ mặt trên các phương tiện online của doanh nghiệp, là kênh để xây dựng và quảng bá thương hiệu, đại diện cho những phát ngôn và thông tin truyền thông chính thống. Từ đó, doanh nghiệp sẽ trở nên đáng tin cậy và uy tín hơn, khẳng định giá trị và sự chuyên nghiệp của mình.
Để mỗi website đem đến hiệu quả tốt nhất cho khách hàng tiềm năng cũng như khách hàng hiện hữu, quá trình xây dựng website bạn phải chú ý đến nhiều vấn đề khác nhau từ thiết kế giao diện, back-end, nội dung cho đến quảng bá website.
Việc chọn tên miền, thiết kế giao diện, bố trí layout sao cho phải bật lên tính chất và bản sắc thương hiệu, có đầy đủ logo lẫn slogan nhằm thể hiện được chủ đề, dịch vụ và sản phẩm mà công ty mang lại như nếu bạn chuyên cung cấp tour giá rẻ thì sẽ phải thiết kế nhiều hạng mục chia giá để khách hàng dễ tham khảo, hoặc nếu bạn cung cấp dịch vụ du lịch biển thì cần thiết kế giao diện có các hình ảnh về biển.
Bạn không nên quên việc tối ưu hóa tốc độ tải trang để cải thiện trải nghiệm người dùng, đầu tư vào nội dung chất lượng, truyền tải giá trị đến người xem cũng như có những chiến lược quảng cáo hay tối ưu hóa trên công cụ tìm kiếm phù hợp để đưa website của mình tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Để đạt được mục đích là có nhiều khách hàng hơn thông qua website, hãy đầu tư thiết kế web du lịch đẹp, chuyên nghiệp nhất có thể, có như vậy thì những chiến dịch marketing thông qua website mới mang lại hiệu quả cao.
Tận dụng công nghệ vào quản lý
Quản lý một doanh nghiệp du lịch bao gồm rất nhiều công việc khác nhau từ việc booking, quản lý booking, quản lý hồ sơ khách hàng, thanh toán, quảng cáo tour… Trước đây, những công việc được thực hiện theo cách thủ công, bởi nhiều nhân lực thuộc nhiều bộ phận khác nhau, thì ngày nay đã xuất hiện nhiều phần để quản lý những công việc có thể thay thế được. Đặc biệt, khi du lịch là ngành ứng dụng nhanh chóng công nghệ vào phát triển, thì việc không cập nhật công nghệ vào quy trình quản lý sẽ vô tình khiến doanh nghiệp bị tụt hậu phía sau vì không thể kiểm soát rủi ro, bộ máy nhân sự cồng kềnh, bảo mật dữ liệu kém, tốn nhiều thời gian cho các công việc thủ công… Thomas Cook – đế chế cung cấp tour du lịch trọn gói ở Châu Âu sụp đổ là một minh chứng điển hình cho thấy tầm quan trọng của việc tận dụng công nghệ vào quản lý du lịch.
Cụ thể, hầu hết những app quản lý tour du lịch hiện nay có thể đảm nhiệm các chức năng như quản lý dịch vụ theo nhiều hình thức khác nhau (tour các nước, tour đơn lẻ, tour đoàn nhóm, tour ghép…), quản lý số lượng booking -yếu tố quan trọng nhất đối với các đơn vị du lịch, quản lý các dịch vụ đính kèm (ngủ phòng riêng, tour trong ngày, hướng dẫn viên riêng, phiên dịch viên, làm visa, dịch thuật…), báo giá, quản lý các chương trình khuyến mãi, quản lý chi phí, thu chi, công nợ… Ngoài ra, nó có thể giúp người dùng xuất ra những báo cáo khác nhau ở những format khác nhau theo từng chu kỳ nhất định. Chỉ với những thao tác đơn giản, nhưng phần mềm quản lý du lịch đã đem lại hiệu quả hơn hẳn so với phương pháp quản lý thủ công truyền thống.
Đẩy mạnh hình thức du lịch trực tuyến
Trong thời đại Công nghệ 4.0, khi mọi thứ chỉ nằm vỏn vẹn trong vài cú click chuột hay vài cái lướt tay, du lịch đã bước sang một giai đoạn mới gọi là du lịch trực tuyến, từng bước chiếm một vị trí quan trọng bên cạnh hình thức du lịch truyền thống. Đây là hình thức mà khách hàng có thể tự dễ dàng thiết kế được những tour du lịch cá nhân hóa như: tự mua vé xe, máy bay, đặt phòng khách sạn, kế hoạch lịch trình, check in, check out, thanh toán tự động, đánh giá chất lượng dịch vụ thông qua Internet. Những hình thức này sẽ giúp khách du lịch chủ động quyết định mọi thứ hơn trong chuyến đi của mình, giúp các công ty du lịch “nhàn” hơn mà vẫn đem về lợi nhuận hấp dẫn.
Việt Nam có dân số đông và trẻ, internet phát triển nhanh, tỷ lệ người sử dụng Internet, mạng xã hội, thiết bị di động thông minh ngày càng tăng nên được đánh giá là quốc gia tiềm năng trong việc triển khai hình thức du lịch trực tuyến. Bên cạnh sự tiềm năng của “miếng bánh” này, việc triển khai du lịch trực tuyến vẫn là một thách thức khi các doanh nghiệp du lịch Việt hiện vẫn đang bị lép vế so với các đối thủ nước ngoài như Agoda, Booking, Traveloka… Việc quản lý các nền tảng công nghệ số trong kinh doanh du lịch trực tuyến cần phải chú ý về những quy định ràng buộc pháp lý, đầu tư mạnh về kỹ thuật để tạo nên web có giao dịch thân thiện với điện thoại thông minh, tốc độ truy cập nhanh, dễ dàng trong các thao tác booking, thanh toán, để lại phản hồi…
Tận dụng tối đa Digital Marketing
Hình thức Digital Marketing đã không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp du lịch trong việc quảng bá tour, thương hiệu. Đặc biệt với xu hướng tìm kiếm thông tin về tour, giá phòng, giá vé máy bay… cũng như các bài đánh giá trên những kênh online marketing dành cho travel agency ngày càng tăng, người ta càng tận dụng các công cụ Digital để góp phần quảng bá doanh nghiệp hiệu quả. Những hình ảnh thực tế, các video clip hấp dẫn… sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng tiềm năng hơn hẳn so với những thông tin quảng cáo khô khan, và đặc biệt khi đối tượng giới trẻ, một trong những nhân tố du lịch nhiều nhất lại ưa chuộng các công cụ online để tìm hiểu tin tức về du lịch.
Digital Marketing không tốn quá nhiều chi phí như các hình thức quảng cáo truyền thống trên Tivi, báo chí… nhưng vẫn mang lại hiệu quả mạnh mẽ thậm chí còn hơn hẳn nếu bạn áp dụng đúng phương thức phù hợp. Cụ thể, người ta bắt đầu quan tâm hơn để tối ưu hóa các hình thức quảng cáo trên thiết bị di động như SEO Website, đẩy mạnh hình thức video trực tuyến (livestream) trên Facebook, Youtube…, xây dựng các video ngắn có nội dung gây tò mò trên các nền tảng như Instagram, Tiktok… hay thậm chí dùng các KOL để đem lại tương tác và đẩy mạnh tỷ lệ chốt tour. Lĩnh vực Digital Marketing hứa hẹn vẫn còn tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới đối với lĩnh vực du lịch – một lĩnh vực luôn yêu cầu áp dụng các công nghệ và xu hướng mới nhất hiện nay. Các bạn có thể tham khảo https://mona.media/digital-marketing-la-gi/ để tìm hiểu rõ hơn về Digital Marketing.
Trên đây là những chia sẻ để giúp bạn quản lý du lịch hiệu quả. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích và thực hiện thành công.